Ôn tập giữa học kì 1. Toán 11. Cánh diều

Kỳ thi giữa học kì 1 là một trong những cột mốc quan trọng đối với học sinh. Đây là dịp để các em kiểm tra lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Bài viết này sẽ cung cấp các phương pháp ôn tập hiệu quả và kế hoạch học tập để học sinh sẵn sàng cho kỳ thi giữa học kì 1.
Ôn tập giữa kì 1
Ảnh minh họa
Để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 1 - lớp 11 - môn Toán, với mong muốn giúp các em học sinh ôn tập thật tốt kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề của mình và biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi kiểm tra. 
Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

1. Các nội dung cần ôn tập

2. Một số câu hỏi ôn tập

a. Phần 1. Trắc nghiệm nhiều phương án

Câu 1. Trên đường tròn lượng giác, cho điểm $M\left( {a;\,\,b} \right)$. Góc lượng giác $\left( {OA,\,OM} \right) = \alpha $. Chọn khẳng định đúng
 A. $\sin \alpha  = a$.
 B. $\sin \alpha  = b$.
 C. $\sin \alpha  = \frac{a}{b}$.
 D. $\sin \alpha  = \frac{b}{a}$.
Câu 2. Tập xác định của hàm số $y = \frac{{\tan x}}{{\sin x - 1}}$ là
 A. $\mathbb{R}$.
 B. $\mathbb{R}\backslash \frac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$.
 C. $\mathbb{R}\backslash \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}$.
 D. $\mathbb{R}\backslash k\pi ,k \in \mathbb{Z}$.
Câu 3. Đổi số đo của góc ${110^0}$ sang đơn vị radian bằng
 A. $\frac{{110}}{\pi }$.
 B. $\frac{11}{{18}}$.
 C. $\frac{{11\pi }}{{18}}$.
 D. $\frac{11}{{18\pi }}$.
Câu 4. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào SAI?
 A. $\cos 2a = 1 - 2{\sin ^2}a$.
 B. $\tan 2a = \frac{{2\tan a}}{{1 + {{\tan }^2}a}}$.
 C. $\sin 2a = 2\sin a\cos a$.
 D. $\cos 2a = {\cos ^2}a - {\sin ^2}a$.
Câu 5. Cho góc $\alpha $ thỏa mãn $\sin \alpha  = \frac{3}{5}$ và $\frac{\pi }{2} < \alpha  < \pi $. Giá trị biểu thức $P = \frac{{\tan \alpha }}{{1 + {{\tan }^2}\alpha }}$ bằng
 A. $P =  - 3$.
 B. $P = \frac{3}{7}$.
 C. $P = \frac{{12}}{{25}}$.
 D. $P =  - \frac{{12}}{{25}}$.
Câu 6. Công thức nào sau đây SAI?
 A. $\cos \left( {a - b} \right) = \sin a\sin b + \cos a\cos b$.
 B. $\cos \left( {a + b} \right) = \sin a\sin b - \cos a\cos b$.
 C. $\sin \left( {a - b} \right) = \sin a\cos b - \cos a\sin b$.
 D. $\sin \left( {a + b} \right) = \sin a\cos b + \cos a\sin b$.
Câu 7. Cho góc $\alpha $ thỏa mãn $\frac{\pi }{2} < \alpha  < \pi $ và $\sin \alpha  = \frac{4}{5}$. Giá trị biểu thức $P = \sin 2\alpha$ bằng
 A. $P =  - \frac{{24}}{{25}}$.
 B. $P = \frac{{24}}{{25}}$.
 C. $P =  - \frac{{12}}{{25}}$.
 D. $P = \frac{{12}}{{25}}$.
Câu 8. Mệnh đề nào sau đây SAI?
 A. Hàm số $y = \sin x$ có chu kỳ $2\pi $.
 B. Hàm số $y = \cos x$ có chu kỳ $2\pi $.
 C. Hàm số $y = \cot x$ có chu kỳ $2\pi $.
 D. Hàm số $y = \tan x$ có chu kỳ $\pi $.
Câu 9. Phương trình $\sin 2x = m$ có nghiệm nếu
 A. $ - 1 \leqslant m \leqslant 1$.
 B. $ - 2 \leqslant m \leqslant 2$.
 C. $0 \leqslant m \leqslant 1$.
 D. $ - 1 < m < 1$.
Câu 10. Cho các dãy số sau. Dãy số nào là dãy số tăng?
 A. $1;{\text{ }}1;{\text{ }}1;{\text{ }}1;{\text{ }}1;{\text{ }}1$.
 B. $1;{\text{ }} - \frac{1}{2};{\text{ }}\frac{1}{4};{\text{ }} - \frac{1}{8};{\text{ }}\frac{1}{{16}}$.
 C. $1;{\text{ }}3;{\text{ }}5;{\text{ }}7;{\text{ }}9$.
 D. $1;{\text{ }}\frac{1}{2};{\text{ }}\frac{1}{4};{\text{ }}\frac{1}{8};{\text{ }}\frac{1}{{16}}$.
Câu 11. Cho dãy số $\left\{ \begin{gathered}  {u_1} = 5 \hfill \\{u_{n + 1}} = {u_n} + n \hfill \\ \end{gathered}  \right.,{\text{ }}\forall n \in {\mathbb{N}^*}$. Số hạng thứ 2 của dãy số đó là
 A. ${u_2} = {u_1} + n$.
 B. ${u_2} = 7$.
 C. ${u_2} = 5 + n$.
 D. ${u_2} = 6$.
Câu 12. Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right),$ biết ${u_n} = {\left( { - 1} \right)^n}.\frac{{{2^n}}}{n}.$ Số hạng ${u_3}$ bằng
 A. ${u_3} = \frac{8}{3}$.
 B. ${u_3} = 2$.
 C. ${u_3} =  - 2$.
 D. ${u_3} =  - \frac{8}{3}$.
Câu 13. Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$, biết ${u_n} = \frac{{3n - 1}}{{3n + 1}}.$ Dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ bị chặn trên bởi số nào dưới đây?
 A. $\frac{1}{3}$.
 B. $1$.
 C. $\frac{1}{2}$.
 D. $0$.
Câu 14. Dãy số nào sau đây là cấp số cộng?
 A. $ - \frac{1}{2};0;1;\frac{1}{2};1.$
 B. $ - \frac{1}{2};0;\frac{1}{2};0;\frac{1}{2}.$
 C. $\frac{1}{2};1;\frac{3}{2};2;\frac{5}{2}.$
 D. $ - \frac{1}{2};0;\frac{1}{2}; - 1;\frac{3}{2}.$
Câu 15. Cho cấp số cộng $\left( {{u_n}} \right)$, biết: ${u_n} =  - 1,{u_{n + 1}} = 8$. Công sai $d$ của cấp số cộng bằng
 A. $d =  - 9$.
 B. $d = 7$.
 C. $d =  - 7$.
 D. $d = 9$.
Câu 16. Cho cấp số cộng $\left( {{u_n}} \right)$ có các số hạng đầu $u_1=5,\,d=4$ số hạng tổng quát ${u_n}$ của cấp số cộng là
 A. ${u_n} = 5n + 1$.
 B. ${u_n} = 5n - 1$.
 C. ${u_n} = 4n + 1$.
 D. ${u_n} = 4n - 1$.
Câu 17. Cho cấp số cộng $\left( {{u_n}} \right)$ có $d =  - 2\;$ và ${S_8} = 72.$ Số hạng đầu tiên ${u_1}$ bằng
 A. ${u_1} = 16$.
 B. ${u_1} =  - 16$.
 C. ${u_1} = \frac{1}{{16}}$.
 D. ${u_1} =  - \frac{1}{{16}}$.
Câu 18. Cho cấp số cộng $({u_n})$ có các số hạng đầu lần lượt là 5;9;13;17;.... Số hạng tổng quát ${u_n}$ của cấp số cộng là
 A. ${u_n} = 5n + 1$.
 B. ${u_n} = 4n - 1$.
 C. ${u_n} = 4n + 1$.
 D. ${u_n} = 5n - 1$.
Câu 19. Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
 A. Ba điểm phân biệt.
 B. Một điểm và một đường thẳng.
 C. Hai đường thẳng cắt nhau.
 D. Bốn điểm phân biệt.
Câu 20. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào SAI?
 A. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung khác nữa.
 B. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
 C. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.
 D. Hai mặt phẳng cùng đi qua 3 điểm $A,\;B,\;C$ không thẳng hàng thì hai mặt phẳng đó trùng nhau.
Câu 21. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào SAI?
 A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
 B. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
 C. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
 D. Hai đường thẳng phân biệt không chéo nhau thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
Câu 22. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I,J,E,F lần lượt là trung điểm SA,SB,SC,SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với IJ?
 A. EF.
 B. DC.
 C. AD.
 D. AB.
Câu 23. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Các điểm I,J lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SAD. M là trung điểm CD. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
 A. IJ//(SCD).
 B. IJ//(SBM).
 C. IJ//(SBC).
 D. IJ//(SBD).

Điểm đạt được = Đáp án:

b. Phần 2. Trắc nghiệm đúng/sai

Câu 1. Đổi số đo của các góc sang radian. Khi đó các mệnh đề sau là đúng hay sai?
a) ${30^0}$= $\frac{\pi }{6}$ rad.
b) $\frac{{11\pi }}{{12}}$ rad.
c) ${132^0}$= = $\frac{{11\pi }}{{15}}$ rad.
d) ${- 495^0}$= = $\frac{{13\pi }}{4}$ rad.
Câu 2. Cho biết $\sin x = \frac{1}{{\sqrt 3 }}$ và $0 < x \leqslant \frac{\pi }{2}$; Khi đó các mệnh đề sau là đúng hay sai?
a) $\cos x > 0$.
b) $\cos x = \frac{{\sqrt 6 }}{3}$.
c) $\tan x = \sqrt 3 $.
d) $\cos (x) = \frac{{\sqrt 6  - 3}}{8}$.
Câu 3. Cho hàm số $y = 5\sin x + 14$. Khi đó: Các mệnh đề sau đúng hay sai?
a) Hàm số trên là hàm số lẻ.
b) Hàm số trên không cắt trục hoành.
c) Hàm số trên có tập xác định $\mathbb{R}\backslash 0$.
d) Hàm số có giá trị lớn nhất là 19.
Câu 4. Cho cấp số cộng $({u_n})$ viết dưới dạng khai triển là 3;5;7;9;.... Khi đó: Các mệnh đề sau đúng hay sai?
a) Tổng 100 số hạng đầu của cấp số cộng $({u_n})$ bằng 10200.
b) Công sai $d = 2$.
c) Số hạng đầu là ${u_1} = 10$.
d) Công thức cho số hạng tổng quát ${u_n} = 2n + 1$.
Câu 5. Cho phương trình lượng giác $\sin x = \frac{1}{2}$, khi đó:Các mệnh đề sau đúng hay sai?
a) Phương trình có nghiệm là: $x = \frac{\pi }{3} + k2\pi (k \in \mathbb{Z})$.
b) Phương trình có nghiệm là: $x =  - \frac{\pi }{6} + k2\pi ;x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi (k \in \mathbb{Z})$.
c) Phương trình có nghiệm là: $x = \frac{\pi }{6} + k2\pi ;x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi (k \in \mathbb{Z})$.
d) Phương trình tương đương $\sin x = \sin \frac{{5\pi }}{6}$.
Câu 6. Cho phương trình lượng giác $\sin x = \frac{1}{2}$.
a) Phương trình đã cho tương đương $\sin x = \sin \frac{\pi }{6}$.
b) Trong khoảng $(0;\pi )$ phương trình có 3 nghiệm.
c) Tổng các nghiệm của phương trình trong khoảng $(0;\pi )$ bằng $\frac{{3\pi }}{2}$.
d) Trong khoảng $(0;\pi )$ phương trình có nghiệm lớn nhất bằng $\frac{{11\pi }}{{12}}$.
Câu 7. Cho dãy số hữu hạn gồm các số hạng: -1;2;5;8;11;14;17. Khi đó:
a) Dãy số đã cho là không phải cấp số cộng.
b) Số hạng ${u_1} =  - 1$.
c) Nếu dãy số đã cho là một cấp số cộng thì công sai của cấp số cộng là $d = 2$.
d) Tổng tất cả số hạng của dãy số bằng 56.
Câu 8. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD và đáy nhỏ BC. Gọi M là điểm thuộc cạnh SA sao cho SM = 2MA, N là điểm thuộc cạnh SD sao cho SD = 3DN. Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) MN // BC
b) Gọi P là giao điểm của SB với mặt phẳng (CMD), khi đó: CP//(BMD).
c) Giao tuyến của mặt phẳng (MNC) với mặt phẳng (SBC) là BC
d) Để tứ giác MNCB là hình bình hành thì AD = 3BC.

c. Phần 3. Trả lời ngắn

Câu 1. Một cầu thang bằng gạch có tổng cộng 30 bậc. Để xây xong bậc dưới cùng cần 100 viên gạch. Mỗi bậc tiếp theo cần ít hơn 2 viên gạch so với bậc ngay trước nó. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để xây xong bậc thứ 15 của cầu thang đó?
Câu 2. Một chiếc guồng hình tròn quay quanh trục của nó với vận tốc không đổi, mỗi vòng quay hết 15 phút. Tại vị trí quan sát, bạn Lan thấy chiếc guồng chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Khi guồng chuyển động được 10 phút, bán kính của guồng quét một góc lượng giác có số đo bằng bao nhiêu độ?
Câu 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi E là điểm thuộc cạnh SA sao cho SE = 5EA. Trong mặt phẳng (SAC), điểm F di động trên cạnh SC sao cho EF song song với mặt phẳng (ABCD). Gọi giao điểm của SD và mặt phẳng (EBF) là điểm K. Tính tỉ số $\frac{{SD}}{{SK}}$ (kết quả làm tròn đến hàng phần chục).
----Hết----

Hiểu rõ và làm quen với các dạng bài tập là cách tốt nhất để Ôn tập các chủ đề . Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các dạng bài tập và cách giải chi tiết từng dạng
Nếu còn những thắc mắc về các dạng bài tập chưa được giải đáp, em có thể để lại comment bên dưới phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.

Tags: #Toán 11
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url