Bài toán khoảng cách trong không gian
Bài viết chia sẻ các dạng bài tập về khoảng cách trong không gian và cách giải chi tiết từng dạng bài tập.
1. Các định nghĩa khoảng cách trong không gian
1.3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
• Đường thẳng $\Delta $ cắt cả a, b và cùng vuông góc với a, b được gọi là
đường vuông góc chung của a, b.
• Độ dài đoạn IJ được gọi là khoảng cách giữa a, b.
• Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một
trong hai đường thẳng đó với mặt phẳng chứa đường thẳng kia và song song
với nó.
• Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt
phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.
2. Các dạng bài tập về khoảng cách trong không gian
VẤN ĐỀ 1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
Phương pháp giải: Dựng đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a và
b.
Cách 1: Giả sử a $\bot $ b:
• Dựng mặt phẳng (P) chứa b và vuông góc với a tại A.
• Dựng AB $\bot $ b tại B
$\Rightarrow $ AB là đoạn vuông góc chung của a và b.
Cách 2: Sử dụng mặt phẳng song song.
• Dựng mặt phẳng (P) chứa b và song song với a.
• Chọn M $\in $ a, dựng MH $\bot $ (P) tại H.
• Từ H dựng đường thẳng a' // a, cắt b tại B.
• Từ B dựng đường thẳng song song MH, cắt a tại A.
$\Rightarrow $ AB là đoạn vuông góc chung của a và b.
Chú ý: d(a,b) = AB = MH = a(a,(P)).
Cách 3: Sử dụng mặt phẳng vuông góc.
• Dựng mặt phẳng (P) $\bot $ a tại O.
• Dựng hình chiếu b' của b trên (P).
• Dựng OH $\bot $ b' tại H.
• Từ H, dựng đường thẳng song song với a, cắt b tại B.
• Từ B, dựng đường thẳng song song với OH, cắt a tại A.
$\Rightarrow $ AB là đoạn vuông góc chung của a và b.
Chú ý: d(a,b) = AB = OH.
Bài 1. Cho hình tứ diện OABC, trong đó OA, OB, OC = a. Gọi I là trung điểm
của BC. Hãy dựng và tính độ dài đoạn vuông góc chung của các cặp đường
thẳng:
a) OA và BC. b) AI và OC.
Hướng dẫn
a) $\frac{{a\sqrt 2 }}{2}$.
b) $\frac{{a\sqrt 5 }}{5}$.
Bài 2. Cho hình chóp SABCD, đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh a, SA $\bot
$ (ABCD) và SA = a. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng:
a) SC và BD. b) AC và SD.
Hướng dẫn
a) $\frac{{a\sqrt 6 }}{6}$.
b) $\frac{{a\sqrt 3 }}{3}$.
Bài 3. Cho tứ diện SABC có SA $\bot $ (ABC). Gọi H, K lần lượt là trực tâm
của các tam giác ABC và SBC.
a) Chứng minh ba đường thẳng AH, SK, Bc đồng qui.
b) Chứng minh SC $\bot $ (BHK), HK $\bot $ (SBC).
c) Xác định đường vuông góc chung của BC và SA.
Hướng dẫn
c) Gọi E = AH $\bot $ BC. Đường vuông góc chung của BC và SA là AE.
VẤN ĐỀ 2: Tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, mặt phẳng.
Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song.
Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
Để tính khoảng cách từ một điểm
đến đường thẳng (mặt phẳng) ta cần xác định đoạn vuông góc vẽ từ điểm đó
đến đường thẳng (mặt phẳng).
Bài 1. Cho hình chóp SABCD, có SA $\bot $ (ABCD) và SA = a , đáy ABCD là
nửa lục giác đều nội tiếp trong đường tròn đường kinh AD = 2a.
a) Tính các khoảng cách từ A và B đến mặt phẳng (SCD).
b) Tính khoảng cách từ đường thẳng AD đến mặt phẳng (SBC).
c) Tính diện tích của thiết diện của hình chóp SABCD với mặt phẳng (P)
song song với mp(SAD) và cách (SAD) một khoảng bằng .
Hướng dẫn
a) d(A,(SCD)) = a$\sqrt 2 $ ; d(B,(SCD)) = $\frac{{a\sqrt 2 }}{2}$.
b) $\frac{{a\sqrt 6 }}{3}$.
c) $\frac{{{a^2}\sqrt 6 }}{2}$.
Bài 2. Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có AA' $\bot $ (ABC) và AA' = a, đáy
ABC là tam giác vuông tại A có BC = 2a, AB = a .
a) Tính khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B').
b) Tính khoảng cách từ A đến (A'BC).
c) Chứng minh rằng AB $\bot $ (ACC'A') và tính khoảng cách từ A' đến mặt
phẳng (ABC').
Hướng dẫn
a) $\frac{{a\sqrt 3 }}{2}$
b) $\frac{{a\sqrt {21} }}{7}$
c) $\frac{{a\sqrt 2 }}{2}$
Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các dạng bài tập khoảng cách trong không gian và cách giải chi tiết từng dạng bài tập. Đừng ngần ngại để lại câu hỏi hoặc chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bài toán chứng minh khoảng cách trong không gian với mặt phẳng hoặc các chủ đề toán học khác, hãy để lại bình luận dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!
Tags: #Toán 11