Số phức - Ôn thi tốt nghiệp

Chương trình Toán 12 không đi sâu vào quá trình xây dựng tập số phức mà chỉ nhằm biết được dạng đại số của số phức; biểu diễn số phức trên mặt phẳng phức và các phép toán trên tập hợp số phức.

Kiến thức cần nhớ về số phức

  • Số phức $z = a + bi$ có phần thực là a phần ảo là b.
  • Số phức liên hợp $\bar z = a - bi$ và cần nhớ ${i^2} =  - 1$
  • Biểu diễn số phức trên mặt phẳng tọa độ
Điểm biểu diễn số phức - Ảnh minh họa
  • Số phức $z = a + bi$ có điểm biểu diễn là $M(a;b)$
  • Số phức liên hợp $\bar z = a - bi$ có điểm biểu diễn là $N(a;-b)$
Nhận xét
  • $\bar {\bar z} = z$; $\overline {z + z'}  = \bar z + \overline {z'}$
  • $\overline {\left( {\frac{z}{{z'}}} \right)}  = \frac{{\bar z}}{{\bar z'}}$
  • $z.\bar z = {a^2} + {b^2}$    

Hai số phức bằng nhau

Định nghĩa. Hai số phức bằng nhau khi và chỉ khi phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng phần ảo. Tức là: $$a + bi = c + di \Leftrightarrow \begin {cases} a = c \\ b = d \end{cases}$$

Mô đun của số phức

$z = a + bi$ là: $\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} $
Nhận xét
  • $\left| {z.z'} \right| = \left| z \right|\left| {z'} \right|$
  • $\left| {\frac{z}{{z'}}} \right| = \frac{{\left| z \right|}}{{\left| {z'} \right|}}$ 
  • $\left| {\left| z \right| - \left| {z'} \right|} \right| \le \left| {z + z'} \right| \le \left| z \right| + \left| {z'} \right|$
  • $\left| {\left| z \right| - \left| {z'} \right|} \right| \le \left| {z - z'} \right| \le \left| z \right| + \left| {z'} \right|$.

Các phép toán trên tập hợp số phức

Cho số phức ${z_1} = a + bi$${z_2} = c + di$. Khi đó  

Phép cộng hai số phức

${z_1} + {z_2} = \left( {a + bi} \right) + \left( {c + di} \right) = \left( {a + c} \right) + \left( {b + d} \right)i$.

Phép trừ hai số phức

${z_1} - {z_2} = \left( {a + bi} \right) - \left( {c + di} \right) = \left( {a - c} \right) + \left( {b - d} \right)i$.

Phép nhân hai số phức

${z_1}.{z_2} = \left( {a + bi} \right).\left( {c + di} \right) = \left( {ac - bd} \right) + \left( {ad + bc} \right)i$.

Phép chia hai số phức

$\frac{{{z_1}}}{{{z_2}}} = \frac{{ac + bd}}{{{c^2} + {d^2}}} + \frac{{bc - ad}}{{{c^2} + {d^2}}}i$

Số phức trong các đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông

Câu 1.(Đề minh họa 2022) Modun của số phức $z = 3 - i$ bằng
 A. 8.
 B. $\sqrt {10}$.
 C. 10.
 D. $\sqrt {2}$.
Câu 2.(Đề minh họa 2022) Cho số phức $z = 3 - 2i$, khi đó $2z$ bằng
 A. $6 - 2i$.
 B. $6 - 4i$.
 C. $3 - 4i$.
 D. $-6 +4i$.
Câu 3. (Đề minh họa 2022) Trên mặt phẳng tọa độ, cho $M(2;\,3)$ là điểm biểu diễn của số phức $z$. Phần thực $z$ bằng
 A. 2.
 B. 3.
 C. $-3$.
 D. $-2$.
Câu 4. (Đề minh họa 2022) Cho số phức $z$ thỏa mãn $i. \bar{z} = 5 + 2i$. Phần ảo của số phức $z$ bằng
 A. 5.
 B. 2.
 C. $-5$
 D. $-2$
Câu 5. (Đề minh họa 2020 - lần 1) Modun của số phức $z = 1 + 2i$ bằng
 A. 5.
 B. $\sqrt {3}$.
 C. $\sqrt {5}$.
 D. 3.
Câu 6. Trong hình vẽ bên, điểm M biểu diễn số phức $z$. Số phức $\bar z$ bằng
Biểu diễn số phức

 A. $1 - 2i$.
 B. $2 + i$.
 C. $1 + 2i$
 D. $2 - i$
Câu 7. (Đề minh họa 2017) Cho hai số phức ${z_1} = 1 + i$ và ${z_2} = 2 - 3i$. Modun của số phức ${z_1}+{z_2}$ bằng
 A. 5.
 B. 13.
 C. $\sqrt {5}$
 D. $\sqrt {13}$
Câu 8. (Mã 101 - 2020 lần 1) Cho hai số phức $z = 1 + 2i$ và $w = 3 + i$. Modun của số phức $z. \bar{w}$ bằng
 A. $5\sqrt{2}$.
 B. $\sqrt {26}$.
 C. 26.
 D. 50.
Câu 9. (Mã 104 - 2019) Cho số phức $z$ thỏa mãn $(2 - i)z + 3 + 16i = 2(\bar{z} + i)$. Modun của số phức $z$
 A. $\sqrt {13}$.
 B. 5.
 C. $\sqrt{5}$.
 D. 13.
Câu 10. (Mã 103 - 2020 lần 2) Cho số phức $z = -2 + 3i$, số phức $(1+i)\bar{z}$ bằng
 A. $-5 - i$.
 B. $-1 + 5i$.
 C. $1 - 5i$.
 D. $5 - i$.

Điểm đạt được =
Đáp án:

Tags: #Toán 12, #Ôn thi tốt nghiệp
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url