Rút gọn và tính giá trị biểu thức chứa Logarit - Tổng ôn thi tốt nghiệp

LOGARIT
KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tính chất của logarit

• Công thức 1: ${\log _a}{a^x} = x$ với $\forall x \in \mathbb{R};1 \ne a > 0$ 
• Công thức 2:
${\log _a}x + {\log _a}y = {\log _a}\left( {xy} \right)$ với $x,y,a > 0$ và $a \ne 1$
${\log _a}x - {\log _a}y = {\log _a}\frac{x}{y}$ với $x,y,a > 0$ và $a \ne 1$ 
Chú ý: Với $x;y < 0$ và $0 < a \ne 1$ ta có: ${\log _a}\left( {xy} \right) = {\log _a}\left( { - x} \right) + {\log _a}\left( { - y} \right)$ 
• Công thức 3: ${\log _a}{b^n} = n.{\log _a}b$  và ${\log _{{a^n}}}b = \frac{1}{n}.{\log _a}b\left( {a,b > 0;a \ne 1} \right)$ 
Như vậy:  ${\log _{{a^m}}}{b^n} = \frac{n}{m}.{\log _a}b$
• Công thức 4: (đổi cơ số) ${\log _b}c = \frac{{{{\log }_a}c}}{{{{\log }_a}b}}$
Cách viết khác của công thức đổi cơ số:
${\log _a}b.{\log _b}c = {\log _a}c$ với $a;b;c > 0$ và $a;b \ne 1$ 
Hệ quả: Khi cho a = c ta có: ${\log _c}b.{\log _b}c = {\log _c}c = 1 \Leftrightarrow {\log _c}b = \frac{1}{{{{\log }_b}c}}$ (gọi là nghịch đảo)
Tổng quát với nhiều số: 
${\log _{{x_1}}}{x_2}.{\log _{{x_2}}}{x_3}...{\log _{{x_{n - 1}}}}{x_n} = {\log _{{x_1}}}{x_n}$ (với $1 \ne {x_1};....{x_n} > 0$ )
• Công thức 5: ${a^{{{\log }_b}c}} = {c^{{{\log }_b}a}}$ với $a;b;c > 0$ ; $b \ne 1$
Ôn thi tốt nghiệp - Biểu thức chứa logarit

Logarit thập phân, logarit tự nhiên

• Logarit thập phân: Logarit cơ số a = 10 gọi là logarit thập phân ký hiệu: $\log x(x > 0)$ (  được hiểu là ${\log _{10}}x$ ). Đọc là lốc x.
• Logarit tự nhiên: Logarit cơ số $a = e \approx 2,712818$ gọi là logarit tự nhiên ký hiệu: $\ln x(x > 0)$. Đọc là loga cơ số e của x hoặc nepe của x ( $\ln x$ được hiểu là ${\log _e}x$)

Bài tập rút gọn, tính giá trị biểu thức logarit trong các đề thi Tốt nghiệp THPT

Câu 1.
(ĐTK2021) Với  là số thực dương tùy ý, ${\log _3}\left( {9a} \right)$ bằng
 A. $\frac{1}{2} + {\log _3}a$.
 B. $2{\log _3}a$.
 C. ${\left( {{{\log }_3}a} \right)^2}$.
 D. $2 + {\log _3}a$.
Câu 2. (Mã 101 - 2020 Lần 1) Với a,b là các số thực dương tùy ý và $a \ne 1$, ${\log _{{a^5}}}b$ bằng
 A. $5{\log _a}b$.
 B. $\frac{1}{5} + {\log _a}b$.
 C. $5 + {\log _a}b$.
 D. $\frac{1}{5}{\log _a}b$.
Câu 3. (Mã 102 - 2020 Lần 2) Với  là số thực dương tùy ý, ${\log _5}\left( {5a} \right)$ bằng
 A. $5 + {\log _5}a$.
 B. $5 - {\log _5}a$.
 C. $1 + {\log _5}a$.
 D. $1 - {\log _5}a$.
Câu 4. (Mã 103 - 2019) Với  là số thực dương tùy ý, ${\log _2}{a^3}$ bằng
 A. $3 + {\log _2}a$.
 B. $3{\log _2}a$.
 C. $\frac{1}{3}{\log _2}a$.
 D. $\frac{1}{3} + {\log _2}a$.
Câu 5. (Mã 103 - 2018) Với  là số thực dương tùy ý, $\ln \left( {7a} \right) - \ln \left( {3a} \right)$ bằng
 A. $\frac{{\ln 7}}{{\ln 3}}$.
 B. $\ln \frac{7}{3}$.
 C. $\ln \left( {4a} \right)$.
 D. $\frac{{\ln \left( {7a} \right)}}{{\ln \left( {3a} \right)}}$.
Câu 6. (Mã 123 - 2017) Cho  là số thực dương khác 1. Tính $I = {\log _{\sqrt a }}a$
 A. $I =  - 2$.
 B. $I = 2$.
 C. $I = \frac{1}{2}$.
 D. $I = 0$.
Câu 7. (Mã 104 - 2018) Với  là số thực dương tùy ý, ${\log _3}\left( {\frac{3}{a}} \right)$ bằng
 A. $1 - {\log _3}a$.
 B. $3 - {\log _3}a$.
 C. $\frac{1}{{{{\log }_3}a}}$.
 D. $1 + {\log _3}a$.
Câu 8. (Mã 110 - 2017) Cho ${\log _a}b = 2$ và ${\log _a}c = 3$. Tính $P = {\log _a}\left( {{b^2}{c^3}} \right)$
 A. $P = 13$.
 B. $P = 31$.
 C. $P = 30$.
 D. $P = 108$.
Câu 9. (Mã 101 - 2019) Cho a và b là hai số thực dương thỏa mãn ${a^4}b = 16$. Giá trị của $4{\log _2}a + {\log _2}b$ bằng
 A. 4.
 B. 2.
 C. 16.
 D. 8.
Câu 10. (Mã 104 - 2017) Với mọi a, b, x là các số thực dương thoả mãn $\log { _2}x = 5{\log _2}a + 3{\log _2}b$ . Khẳng định nào sau đây đúng? 
 A. $x = 5a + 3b$.
 B. $x = {a^5} + {b^3}$.
 C. $x = {a^5}{b^3}$.
 D. $x = 3a + 5b$.

Điểm đạt được =
Đáp án:
Tags: # Toán 12    #Ôn thi tốt nghiệp
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url