Phương trình mặt phẳng - Ôn thi tốt nghiệp

Bài toán 1. Xác định véc tơ pháp tuyến

Định nghĩa. Véctơ pháp tuyến $\vec n$ của mặt phẳng (P) là véctơ có giá vuông góc với (P).
Nhận xét:
+ Nếu $\vec n$ là một véctơ pháp tuyến của (P) thì $k. \vec n$ cũng là một véctơ pháp tuyến của (P)
+ Nếu mặt phẳng (P) có cặp véctơ $\vec a$ $\vec b$ có giá song song hoặc nằm trên (P) thì có véctơ pháp tuyến là $\vec n = [\vec a, \vec b]$
+ Mặt phẳng (P): $ax + by + cz + d = 0$ có một véctơ pháp tuyến là $\vec n = (a;\,b;\,c)$
Toán 12

Bài toán 2. Xác định phương trình mặt phẳng

Mặt phẳng (P) đi qua điểm $M ({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ và nhận $\vec n = (a;\,b;\,c)$ thì phương trình (P): $a(x-{x_0})+b(y-{y_0})+c(z-{z_0})$ (*)
Ngược lại, một mặt phẳng bất kỳ đều có phương trình dạng $ax+by+cz+d=0$, mặt phẳng này có véc tơ pháp tuyến $\vec n = (a;\,b;\,c)$ với ${a^2}+{b^2}+{c^2} > 0$ .

Các mặt phẳng cơ bản

+ Mặt phẳng (Oxy): $z = 0$. Véc tơ pháp tuyến $\vec n(0;\,0;\,1)$.
+ Mặt phẳng (Oyz): $x = 0$. Véc tơ pháp tuyến $\vec n(1;\,0;\,0$.
+ Mặt phẳng (Oxz): $y = 0$. Véc tơ pháp tuyến $\vec n(0;\,1;\,0)$.

Bài toán 3. Viết phương trình mặt phẳng

Dạng 1. Mặt phẳng (P) đi qua điểm $M ({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ và nhận $\vec n = (a;\,b;\,c)$ thì phương trình (P): $a(x-{x_0})+b(y-{y_0})+c(z-{z_0})$

Dạng 2. Viết phương trình (P) qua $M ({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ và song song với mặt phẳng (Q): $ax + by + cz + d = 0$
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là véc tơ $\vec n (a;\,b;\,c)$.
+ Vì (P) // (Q) nên (P) nhận véc tơ $\vec n (a;\,b;\,c)$ làm véc tơ pháp tuyến.
+ Mặt phẳng (P) qua $M ({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ có véc tơ pháp tuyến $\vec n (a;\,b;\,c)$ (Dạng 1)

Dạng 3. Viết phương trình mặt phẳng trung trực (P) của đoạn thẳng AB.
Phương pháp giải
+ Xác định tọa độ véc tơ $\vec {AB}$ và tọa độ trung điểm I của đoạn AB.
+ Mặt phẳng (P) cần tìm đi qua I và nhận
+ Mặt phẳng (P) cần tìm đi qua I và nhận $\vec {AB}$ làm véc tơ pháp tuyến (Dạng 1)

Dạng 4. Viết phương trình mặt phẳng (P) qua M và vuông góc với đường thẳng d
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ chỉ phương $\vec u$ của đường thẳng d.
+ Do (P) vuông góc với đường thẳng d nên (P) nhận véc tơ
+ Do (P) vuông góc với đường thẳng d nên (P) nhận véc tơ $\vec u$ làm véc tơ pháp tuyến.
+ Mặt phẳng (P) đi qua M và có véc tơ pháp tuyến
+ Mặt phẳng (P) đi qua M và có véc tơ pháp tuyến $\vec u$ (Dạng 1)

Dạng 5. Viết phương trình mặt phẳng (P) qua điểm M và có cặp véctơ chỉ phương $\vec a, \vec b$
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của (P) là $\vec n$ = $[\vec a,\,\vec b]$.
+ Mặt phẳng (P) đi qua M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1)

Dạng 6. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Phương pháp giải
+ Xác định tọa độ véc tơ $\vec {AB}$, $\vec {AC}$
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec n$ = $[\vec {AB}, \vec {AC}]$.
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm A (hoặc B, hoặc C lấy điểm tùy ý) và nhận $\vec n$ làm véc tơ pháp tuyến (Dạng 1)

Dạng 7. Viết phương trình mặt phẳng đi qua hai điểm A, B và vuông góc với mặt phẳng (Q)
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là $\vec u$, tọa độ $\vec {AB}$.
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) cần tìm là $\vec n$ = $[\vec u, \vec {AB}]$.
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm A (hoặc B lấy điểm tùy ý) và nhận $\vec n$ làm véc tơ pháp tuyến (Dạng 1)

Dạng 8. Viết phương trình mp(P) đi qua điểm M và vuông góc với hai mặt phẳng $(\alpha)$ $(\beta)$
Phương pháp giải
+ Xác định các véc tơ pháp tuyến của hai mặt phẳng $(\alpha), (\beta)$ $\vec a, \vec b$.
+ Vì (P) vuông góc với hai mặt phẳng $(\alpha)$ $(\beta)$ nên có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ = $[\vec a, \vec b]$
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1)

Dạng 9. Mặt phẳng (P) đi qua M và giao tuyến d của hai mặt phẳng:
$(\alpha) : ax + by + cz +d = 0$ $(\beta): a'x+b'y+c'z+d'=0$
Phương pháp giải
+ Ta có mọi mặt phẳng chứa d đều có dạng:
$m(ax+by+cz+d)+n(a'x+b'y+c'z+d')=0$ (Phương trình chùm mặt phẳng)
+ Vì $M \in (P)$ nên ta thay tọa độ điểm M vào phương trình sẽ có được biểu thức liên hệ giữa m và n. Chọn 1 giá trị bất kì của m để tìm n. Từ đó ta có phương trình mặt phẳng (P) cần tìm.

Dạng 10. Viết phương trình mặt phẳng đoạn chắn
Phương pháp giải
+ Nếu mặt phẳng (P) cắt ba trục tọa độ lần lượt tại các điểm A(a; 0; 0), B(0; b; 0) và C(0; 0; c) với ($a.b.c \ne 0$) thì $(P): \frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c} = 1$ gọi là mặt phẳng đoạn chắn.

Dạng 11. Viết phương trình mp (P) đi qua M vuông góc mp (Q) và song song với đường thẳng d
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mp(Q) là $\vec a$, véc tơ chỉ phương của đường thẳng d là $\vec b$
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của (P) là $\vec n$ = $[\vec a, \vec b]$
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1) 

Dạng 12. Viết phương trình của mặt phẳng (P) đi qua điểm M và chứa đường thẳng d
Phương pháp giải
+ Trên đường thẳng d lấy điểm A; tính tọa độ $\vec {AM}$ và xác định véc tơ chỉ phương của đường thẳng d là $\vec u$
+ Khi đó véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec n$ = $[\vec {AM}, \vec u]$
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1)

Dạng 13. Viết phương trình của mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cắt nhau d và d'
Phương pháp giải
+ Xác định các véc tơ chỉ phương của d và d' là các véc tơ $\vec u$ $\vec {u'}$
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec n$ = $[\vec u, \vec {u'}]$
+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1)

Dạng 14. Cho 2 đường thẳng chéo nhau d và d'. Hãy viết phương trình (P) chứa d và song song với d'
Phương pháp giải
+ Xác định các véc tơ chỉ phương của d và d' là các véc tơ $\vec u$ $\vec {u'}$
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec n$ = $[\vec u, \vec {u'}]$
+ Xác định một điểm M trên đường thẳng d.

+ Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và có véc tơ pháp tuyến $\vec n$ (Dạng 1)

Bài toán 3. Điểm thuộc mặt phẳng

Một mặt phẳng bất kỳ đều có phương trình dạng $(P): ax+by+cz+d=0$ và điểm $M({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$.
Nếu: $a{x_0}+b{y_0}+c{z_0}+d=0$ thì $M \in (P)$
Nếu: $a{x_0}+b{y_0}+c{z_0}+d \ne 0$ thì $M \notin (P)$

Bài toán 4. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Khoảng cách từ điểm $M({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ đến mặt phẳng $(P): ax+by+cz+d=0$ được xác định bởi công thức:
$$\boxed{d(M;(P)) = \frac{{\left| {a{x_M} + b{y_M} + c{z_M} + d} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}}$$

Tags: #Toán 12#Ôn thi tốt nghiệp
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url