Phương trình đường thẳng trong không gian Oxyz - Ôn thi tốt nghiệp

Bài toán 1. Xác định véc tơ chỉ phương

Định nghĩa. Véc tơ $\vec u \ne \vec 0$ được gọi là véc tơ chỉ phương của đường thẳng d nếu giá của $\vec u$ song song hoặc trùng với đường thẳng d.
Nhận xét:
+ $\vec u$ là một véc tơ chỉ phương của đường thẳng d thì véc tơ $k. \vec u$ cũng là véc tơ chỉ phương của đường thẳng d.
+ Nếu có hai véc tơ $\vec a$ và $\vec b$ có giá vuông góc với đường thẳng d thì d có một véc tơ chỉ phương là $\vec u = [\vec a, \vec b]$
+ Phương trình đường thẳng d đi qua điểm $M({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ và có véc tơ chỉ phương $\vec u = ({a_1};{a_2};{a_3})$ là
+ Dạng tham số:
$\begin{cases}x= {x_0}+{a_1}t\\ y={y_0}+{a_2}t\\ z={z_0}+{a_3}t \end{cases}$
Với $t$ là tham số
+ Dạng chính tắc: ${a_1}.{a_2}.{a_3} \ne 0$ 
${\frac{{x - {x_0 }}}{{{a_1}}} = \frac{{y - {y_0 }}}{{{a_2}}} = \frac{{z - {z_ 0}}}{{{a_3}}}}$.

Bài toán 2. Viết phương trình đường thẳng

Dạng 1. Đường thẳng d đi qua điểm M và véc tơ chỉ phương
Phương pháp giải
Gọi điểm $M({x_0};\,{y_0};\,{z_0})$ và có véc tơ chỉ phương $\vec u = ({a_1};{a_2};{a_3})$ phương trình đường thẳng
+ Dạng tham số:
$\begin{cases}x= {x_0}+{a_1}t\\ y={y_0}+{a_2}t\\ z={z_0}+{a_3}t \end{cases}$
Với $t$ là tham số
+ Dạng chính tắc: ${a_1}.{a_2}.{a_3} \ne 0$ 
${\frac{{x - {x_0 }}}{{{a_1}}} = \frac{{y - {y_0 }}}{{{a_2}}} = \frac{{z - {z_ 0}}}{{{a_3}}}}$.
Dạng 2. Đường thẳng d đi qua hai điểm A, B
Phương pháp giải
+ Xác định tọa độ véc tơ $\vec {AB}$
+ Véc tơ chỉ phương của đường thẳng d là $\vec u = \vec {AB}$
+ Phương trình đường thẳng d đi qua điểm A (hoặc B) và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1).
Toán 12

Dạng 3.  Đường thẳng d đi qua điểm M và song song với đường thẳng d'
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ chỉ phương của đường thẳng d' là $\vec u$.
+ Do d//d' nên d nhận véc tơ $\vec u$ làm véc tơ chỉ phương
+ Đ
ường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1)
Dạng 4. Đường thẳng d đi qua điểm M và vuông góc với mặt phẳng (P)
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec n$
+ Do d vuông góc với mặt phẳng (P) nên d nhận véc tơ $\vec u = \vec n$ làm véc tơ chỉ phương.
+ Đường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1) 
Dạng 5. Đường thẳng d là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) cho trước
Phương pháp giải
+ Chọn điểm M = (P) $\cap$ (Q) ( chọn x = 0 (hoặc y = 0, hoặc z = 0) rồi giải hệ 2 phương trình 2 ẩn để tìm giá trị 2 ẩn còn lại để tìm tọa độ M)
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) là $\vec a, \vec b$.
+ Đường thẳng d nhận $\vec u = [\vec a, \vec b]$ làm véc tơ chỉ phương.
Đường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1).
Dạng 6. Đường thẳng d đi qua điểm M và vuông góc với hai đường thẳng a và b cho trước
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ chỉ phương của hai đường thẳng a và b là $\vec a, \vec b$.
+ Đường thẳng d nhận $\vec u = [\vec a, \vec b]$ làm véc tơ chỉ phương.
Đường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1).
Dạng 7. Đường thẳng d đi qua điểm M và song song với hai mặt phẳng (P) và (Q) (hoặc nằm trong (P) và song song với (Q))
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ pháp tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) là $\vec a, \vec b$.
+ Đường thẳng d nhận $\vec u = [\vec a, \vec b]$ làm véc tơ chỉ phương.
Đường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1).
Dạng 8. Đường thẳng d đi qua điểm M vuông góc với đường thẳng d' và song song với mặt phẳng (P)
Phương pháp giải
+ Xác định véc tơ chỉ phương của đường thẳng d' là $\vec a$ và véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là $\vec b$.
+ Đường thẳng d nhận $\vec u = [\vec a, \vec b]$ làm véc tơ chỉ phương.
Đường thẳng d đi qua điểm M và có véc tơ $\vec u$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1).
Dạng 9. Đường thẳng d đi qua điểm M, vuông góc và cắt đường thẳng d'
Đường thẳng đi qua một điểm, cắt và vuông góc với đường thẳng cho trước
Phương pháp giải
+ Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M và vuông góc với d' ( (P) đi qua M và nhận véc tơ chỉ phương của d' làm véc tơ pháp tuyến)
+ Xác định điểm B = d' $\cap$ (P)

+ Đường thẳng d cần tìm là đường thẳng đi qua 2 điểm A và B (Dạng 2)
Dạng 10. Đường thẳng d đi qua điểm M và cắt đường thẳng ${d_1}$ và vuông góc với đường thẳng ${d_2}$ cho trước
Đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với hai đường thẳng
Phương pháp giải
+ Gọi H = ${d_1} \cap d$, do $H \in {d_1}$ nên
(${x_1} + {a_1}t$; ${x_2} + {a_2}t$; ${x_3} + {a_3}t$)
+ Vì MH vuông góc với ${d_2}$ nên $\vec {MH}. \vec{u_2} = 0$. Ta được phương trình bậc nhất ẩn t. Giải phương trình tìm được t suy ra tọa độ điểm H.
+ Đường thẳng d đi qua hai điểm M và H (dạng 2).
Dạng 11. Đường thẳng d đi qua điểm M và cắt hai đường thẳng a và b.
Phương pháp giải
Cách 1.
+ Gọi điểm $A \in a$ và $B \in b$. Suy ra A (${x_1} + {a_1}t$; ${x_2} + {a_2}t$; ${x_3} + {a_3}t$), B (${x'_1} + {b_1}t'$; ${x'_2} + {b_2}t'$; ${x'_3} + {b_3}t'$).
+ Do A, B, M thẳng hàng: $\vec {AB} = k \vec {AM}$ suy ra tọa độ A, B.
+ Đường thẳng d đi qua hai điểm A, B (dạng 2).
Cách 2.
+ Gọi (P) = (M,${d_1}$) và (Q) = (M,${d_2}$).
+ Đường thẳng d là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) (Dạng 5)
Dạng 12. Đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) và cắt cả hai đường thẳng a và b.
Phương pháp giải
+ Tìm giao điểm A = a $\cap$ (P) và B = b $\cap$ (P).
+ Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B (Dạng 2).
Dạng 13. Đường thằng d song song với đường thẳng $\Delta$ và cắt cả hai đường thẳng a, b.
Phương pháp giải
+ Lập phương trình mặt phẳng (P) chứa $\Delta $, a và mặt phẳng (Q) chứa $\Delta $, b.
+ Đường thẳng d là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) (Dạng 5)
Dạng 14. Đường thẳng d là đường vuông góc chung ${d_1},{d_2}$ chéo nhau
Đường vuông góc chung - Ảnh minh họa
Phương pháp giải
+ Gọi $M \in {d_1}, N \in {d_2}$. Suy ra tọa độ véc tơ $\vec {MN}$.
+ Xác định các véc tơ chỉ phương của ${d_1}, {d_2}$ là $\vec a$ và $\vec b$.
+ Do MN là đường vuông góc chung nên $\vec{MN}. \vec a = 0$ và 
$\vec{MN}. \vec b = 0$. Ta được hệ 2 phương trình 2 ẩn. Giải hệ ta được tọa độ MN
+ Đường vuông góc chung đi qua 2 điểm M và N (dạng 2)
Dạng 15. Viết phương trình đường thẳng d là hình chiếu vuông góc của đường thẳng $\Delta $ trên mặt phẳng (P)

Hình chiếu vuông góc của đường thẳng
Phương pháp giải
Trường hợp 1. $\Delta$ // (P)
+ Lấy điểm M trên $\Delta$
+ Tìm hình chiếu H của điểm M trên (P)
+ Đường thẳng d đi qua điểm H và nhận véc tơ chỉ phương của $\Delta$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1)
Trường hợp 2. $\Delta$ cắt (P) tại điểm I.
+ Chọn điểm M $\ne$ I
+ Tìm hình chiếu H của M trên (P)
+ Đường thẳng d đi qua hai điểm I và H (Dạng 2)
Dạng 16. Viết phương trình đường thẳng d đối xứng với đường thẳng $\Delta $ qua mặt phẳng (P)

Đường thẳng đối xứng - Ảnh minh họa
Phương pháp giải
Trường hợp 1. $\Delta$ // (P)
+ Lấy điểm M trên $\Delta$
+ Tìm hình chiếu H của điểm M trên (P); Tìm M' đối xứng với M qua mặt phẳng (P)
+ Đường thẳng d đi qua điểm M' và nhận véc tơ chỉ phương của $\Delta$ là véc tơ chỉ phương (Dạng 1)
Trường hợp 2. $\Delta$ cắt (P) tại điểm I.
+ Chọn điểm M $\ne$ I
+ Tìm hình chiếu H của M trên (P); Tìm điểm M' đối xứng với M qua mặt phẳng (P)
+ Đường thẳng d đi qua hai điểm I và M' (Dạng 2)

Bài toán 3. Các bài toán liên quan đến khoảng cách

Dang 1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
Phương pháp giải
Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng d đi qua điểm ${M_0}$ và có véc tơ chỉ phương $\vec u$ được tính bằng công thức sau:

$d(M,d) = \frac{{|[\overrightarrow {{M_0}M} ,\vec u]|}}{{|\vec u|}}$
Dạng 2. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song d và d'
Phương pháp giải
+ Chọn một điểm M bất kì trên d.
+ Tính khoảng cách từ M đến đường thẳng d (Dạng 1)
Dạng 3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d và d'
Phương pháp giải
Giả sử d đi qua M có véc tơ chỉ phương $\vec u$; d' đi qua M' có véc tơ chỉ phương $\vec u'$
.
Khoảng cách giữa d và d' tính theo công thức sau:
$d(d,d') = \frac{{|[\vec u,\vec u'].\overrightarrow {{M_0}M} |}}{{|[\vec u,\vec u']|}}$

Tags: #Toán 12#Ôn thi tốt nghiệp
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url