Cách vẽ hình không gian - Toán 11
Vẽ hình là vấn đề đầu tiên cần nghiên cứu khi học hình học không gian. Một hình vẽ tốt sẽ giúp các em có cái nhìn dễ hơn và tưởng tượng tốt hơn khi tìm cách thức giải bài. Bài viết này sẽ cung cấp các nguyên tắc cơ bản về vẽ hình không gian từ đó chúng ta sẽ có phương pháp vẽ hình sao cho đẹp, dễ nhìn nhất.
Nguyên tắc cơ bản vẽ hình không gian
- Đầu tiên cần xác định là vẽ cái gì trước cái gì sau. Chúng ta cần vẽ mặt phẳng được cho trước, nằm ngang theo dạng hình bình hành, phần mặt đáy nay vừa phải không hẹp quá cũng không rộng quá tránh khó thêm chi tiết về sau.Nói cách khác chúng ta luôn phải vẽ đáy trước khi vẽ các cạnh bên.
- Đường nhìn thấy vẽ nét liền, đường bị che khuất vẽ nét đứt. Điều này rất quan trọng vì nó quyết định hình vẽ đúng hay sai.
- Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
- Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau. Cần lưu ý tránh việc vẽ lệch dẫn đến nhìn sai và không tìm được manh mối giải quyết bài toán.
- + Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
+ Đặc biệt. Đường tròn là mặt đáy thì vẽ hình elip không quá to tránh việc khó vẽ các cạnh còn lại và không quá hẹp để tránh rối mắt khi vẽ thêm các đường khác. Còn mặt đáy là hình vuông hay hình chữ nhật hoặc hình thoi thì khi vẽ trong hình học không gian đều sẽ là hình bình hành. Với mặt đáy là hình thang thì phải vẽ nghiêng về một bên cho dễ nhìn hình dễ tưởng tượng.
Hình chóp
Chú ý.
- Hình chóp có nhiều loại khác nhau, tên của nó được quy định dựa theo đáy.
- Hình chóp tam giác có đáy là hình tam giác, hình chóp tứ giác có đáy là hình tứ giác.
Đặc biệt. Hình chóp có đáy là đa giác đều, chân đường vuông góc hạ từ đỉnh
xuống mặt đáy trùng với tâm đáy thì ta gọi đó là hình chóp đều.
Hình lăng trụ
Chú ý.
- Hình trụ có nhiều loại khác nhau, tên của nó được quy định dựa theo đáy.
- Hình trụ tam giác có đáy là hình tam giác, hình trụ tứ giác có đáy là hình tứ giác.
Đặc biệt. Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành thì ta gọi đó là hình hộp.