Lũy thừa và logarit - Toán 12

1. Lũy thừa
Toán 12

1.1 Lũy thừa số mũ tự nhiên

Với mỗi số nguyên dương $n$, lũy thừa bậc $n$ của số $a$ là số $a^n$ được xác định bởi $$a^n=a.a\ldots a$$ $n$ lần $a$ nhân lại với nhau.

$a$ được gọi là cơ số.

$n$ được gọi là số mũ.

1.2 Lũy thừa với số mũ nguyên âm, 0

Cho $a\ne 0, n=0$ hoặc n là một số nguyên âm, lũy thừa bậc n của a là số $a^n$ xác định bởi $$a^0=1\ \text{hoặc}\ a^n=\frac{1}{a^{-n}}$$

Chú ý.

$0^0, 0^n$ (với n nguyên âm) là không có nghĩa

1.3 Lũy thừa với số mũ hữu tỷ

Người ta định nghĩa lũy thừa với số mũ hữu tỷ thông qua căn bậc n của một số thực a.

Cho a là một số thực dương và r là một số hữu tỷ, giả sử $r=\frac{m}{n}, (m\in \mathbb Z, n\in \mathbb N^*)$. Khi đó lũy thừa của a với số mũ r là số $a^r$ được xác định bởi $$a^r=a^{\frac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^m}$$

1.4 Lũy thừa với số mũ thực

Tự đọc thêm.

1.5 Tóm tắt điều kiện của cơ số của hàm số mũ

  • Mũ tự nhiên (khác 0): Cơ số bất kỳ ($a\in \mathbb R$)
  • Mũ nguyên âm hoặc bằng 0: Cơ số phải khác $0$ ($a\in \mathbb R\backslash \{0\}$)
  • Mũ không nguyên: cơ số phải dương ($a>0$)

    2. So sánh các lũy thừa

    Định lý. Cho $m,n$ là các số nguyên. Khi đó

    Với $a>1$ thì $a^m>a^n\Leftrightarrow m>n$

    Với $0<a<1$ thì $a^m>a^n\Leftrightarrow m<n$

    Hệ quả.

    Cho $0<a<b$m là số nguyên. Khi đó

    $a^m<b^m\Leftrightarrow m>0$

    $a^m>b^m\Leftrightarrow m<0$

    Hệ quả.

    Cho $a<b$n lẻ thì $a^n<b^n$

    Hệ quả.

    Cho $a,b>0$, $n$ là số nguyên khác 0. Khi đó $$a^n=b^n\Leftrightarrow a=b$$


    2. Logarit

    2.1. Định nghĩa

    Cho a là một số thực dương khác 1, là một số dương. Một số thực $\alpha$ thỏa mãn $a^{\alpha}=b$ được gọi là logarit cơ số a của b và được ký hiệu là $\log_ab$, nghĩa là $$\alpha=\log_ab\Leftrightarrow a^{\alpha}=b$$

    2.2. Công thức cần ghi nhớ

    2.2.1. Công thức cơ bản

    Lưu ý. Với $\log_ab$, ta luôn xem $a>0,a\ne 1$$b>0$.

    • $\log_a1=0$
    • $\log_aa=1$
    • $\log_aa^b=b,\forall b\in\mathbb R$
    • $a^{\log_ab}=b, \forall b>0$

    2.2.2. So sánh các logarit

    Nếu $a>1$ thì $\log_ab>\log_ac\Leftrightarrow b>c$

    Nếu $0<a<1$ thì $\log_ab>\log_ac\Leftrightarrow b<c$

    Hệ quả

    • $a>1$
      • $\log_ab>0\Leftrightarrow b>1$
    • $<0a<1$
      • $\log_ab>0\Leftrightarrow b<1$
    • $\log_ab=\log_ac\Leftrightarrow b=c$

    Nhận xét

    So sánh giá trị của logarit với 0
    • $\log_ab>0$ khi $a,b$ nằm cùng phía với 1.
    • $\log_ab<0$ khi $a,b$ nằm khác phía với 1.
    So sánh giá trị của logarit với $1$
    • Nếu $a>1$ thì $\log_ab>1\Leftrightarrow b>a$
    • Nếu $0<a<1$ thì $\log_ab>1\Leftrightarrow b<a$

    2.2.3. Quy tắc tính logarit

    • $\displaystyle \log_a(bc)=\log_ab+\log_ac$ (logarit của một tích bằng tổng các logarit)
    • $\displaystyle \log_a(\frac{b}{c})=\log_ab-\log_ac$ (logarit của một thương bằng hiệu các logarit)
    • $\log_ab^{\alpha}=\alpha\log_ab$. Hai hệ quả của nó
      • $\displaystyle \log_a\frac{1}{b}=-\log_ab$
      • $\displaystyle \log_a\sqrt[n]{b}=\frac{1}{n}\log_ab$
    • $\displaystyle \log_cb=\frac{\log_ab}{\log_ac}$ hay $\log_ab\log_bc=\log_ac$. Đây gọi là công thức đổi cơ số của logarit, một hệ quả của nó
      • $\displaystyle \log_ab=\frac{1}{\log_ba}$
    Next Post Previous Post
    No Comment
    Add Comment
    comment url