Cực trị của hàm số - Toán 12

CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ

Toán 12

Yêu cầu:

+ Ôn lại công thức tính đạo hàm 

+ Tính đơn điệu của hàm số


CÁC ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa. Cho hàm số $f(x)$ xác định trên $D$ $x_0\in D$

+) $x_0$ được gọi là một điểm cực đại của hàm số $f(x)$ nếu tồn tại một khoảng $(a;b)$ chứa điểm $x_0$ sao cho $(a;b)\subset D$ $$f(x)<f(x_0),\forall x\in (a;b)\setminus \{x_0\}.$$ Khi đó $f(x_0)$ được gọi là giá trị cực đại của hàm số $f(x)$

+) $x_0$ được gọi là một điểm cực tiểu của hàm số $f(x)$ nếu tồn tại một khoảng $(a;b)$ chứa điểm $x_0$ sao cho $(a;b)\subset D$ và $$f(x)>f(x_0),\forall x\in (a;b)\setminus \{x_0\}.$$ Khi đó $f(x_0)$ được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số $f(x)$


2. Các bước tìm cực trị của hàm số

2.1. Cách 1

Bước 1. Tìm $f'(x)$

Bước 2. Tìm các điểm $x_i$ mà $f'(x_i)=0$ hoặc không tồn tại đạo hàm (hàm số vẫn liên tục)

Bước 3. Lâp bảng xét dấu $f'(x)$ (bảng biến thiên)

Bước 4. Dựa vào bảng xét dấu kết về luận cực trị

2.2. Cách 2

Đối với cách 2 này thì áp dụng cho các hàm số mà có thể tìm được đạo hàm cấp 2

Bước 1. Tìm $f'(x)$

Bước 2. Tìm các điểm $x_i$ $f'(x_i)=0$

Bước 3. Tìm đạo hàm cấp 2 $y''$

Bước 4. Kết luận

  • Nếu $y''(x_i) < 0$ thì $x_0$ là điểm cực đại 
  • Nếu $y''(x_0) > 0$ thì $x_0$ là điểm cực tiểu


3. Các ví dụ

Ví dụ 1. Tìm cực trị của hàm số $y=2x^3-6x+2$

Cách 1

Ta có $y'=6x^2-6$ 

$\displaystyle y'=0\Leftrightarrow 6x^2-6=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x=-1\\x=1 \end{array}\right.$

Ta có bảng xét dấu

\begin{array}{l|lllllll} x & -\infty & & -1 & & 1 & & +\infty\\ \hline y' & & + & 0 & - & 0 & + & \end{array}

Kết luận.

+) Tại vị trí $x=-1$, dấu của $y'$ chuyển từ + sang -, nghĩa là đồ thị của hàm số đi lên rồi lại đi xuống tức là $x=-1$ là điểm cực đại, còn $y=6$ là giá trị cực đại.

+) Tại vị trí $x=1$, dấu của $y'$ chuyển từ - sang +, nghĩa là đồ thị của hàm số đi xuống rồi lại đi lên tức là $x=1$ là điểm cực tiểu, còn $y=-2$ là giá trị cực tiểu.


Cách 2

Ta có $y'=6x^2-6$ 

$\displaystyle y'=0\Leftrightarrow 6x^2-6=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x=-1\\x=1 \end{array}\right.$

Ta lại có $y''=12x$

Khi đó $y''(-1)=-12< 0$ nên $x=-1$ là điểm cực đại, còn $y=6$ là giá trị cực đại.

$y''(1)=12 > 0$ nên $x=1$ là điểm cực tiểu, còn $y=-2$ là giá trị cực tiểu.

Ví dụ 2. Tìm cực trị của hàm số $y=x^4-2x^2=1$

Cách 1

Ta có $y'=4x^3-4x$

$\displaystyle y'=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x=-1\\x=0\\x=1 \end{array}\right.$

Ta có bảng xét dấu

\begin{array}{l|lllllllll} x & -\infty & & -1 & & 0 & & 1 & & +\infty\\ \hline y' & & - & 0 & + & 0 & - & 0 & + & \end{array}

Kết luận

+) Tại $x=-1,x=1$ là các điểm cực tiểu.

+) Tại $x=0$ là điểm cực đại.


Cách 2

Ta có $y'=4x^3-4x$

$\displaystyle y'=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x=-1\\x=0\\x=1 \end{array}\right.$

$y''=12x^2-4$

+) Tại $x=-1,x=1$, $y''>0$  nên là các điểm cực tiểu.

+) Tại $x=0$, $y''<0$ nên là điểm cực đại.


Tham khảo thêm một số bài viết:

  • Tính đơn điệu của hàm số
  • Bài toán cô lập tham số m
  • Xét tính đơn điệu của hàm số bậc 3 có tham số m
  • Bài tập chủ đề Khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị hàm số

Tags: #Toán 12

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url